Tổng hợp kiến thức lũy thừa 12 chi tiết nhất
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao số tiền gửi ngân hàng lại tăng lên theo cấp số nhân? Hay làm thế nào để tính được tốc độ phân rã của một chất phóng xạ? Câu trả lời nằm ở khái niệm lũy thừa. Trong bài viết này, BTEC FPT sẽ cùng khám phá thế giới thú vị của lũy thừa, một công cụ toán học mạnh mẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống
Định nghĩa lũy thừa 12
Cho n là một số nguyên dương. Với a là một số thực tùy ý, lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số a. Định nghĩa lũy thừa với số mũ nguyên cũng giống định nghĩa chung về lũy thừa. Ta có công thức lũy thừa tổng quát như sau: an = a*a*a*......*a (n thứa số a)
Với a ≠ 0 thì a0 = 1, a-n = 1/an
0n và 0-n không có nghĩa
Lũy thừa với số mũ nguyên có các tính chất tương tự của lũy thừa với số mũ nguyên dương.
Lũy thừa 12 thường xuất hiện trong nhiều bài toán toán học và ứng dụng thực tế. Ví dụ, trong các phép toán số học và các ứng dụng khoa học, việc tính toán lũy thừa của số lớn như a12 có thể cần thiết để giải quyết các bài toán phức tạp.
căn bậc n: cho số thực b và số nguyên dương n (n>=2). Số a được gọi là căn bậc n của số b nếu an = b
+) Với n lẻ vào b ∈ R thì có duy nhất một căn bậc n của b kí hiệu n√b
+) Với n chẵn và
b<0 thì không tồn tại căn bậc n của b
b=0 thì có duy nhất một căn bậc n của b là số 0
b>0 thì có hai căn trái dấu, kí hiệu n√b và -n√b
Các loại lũy thừa phổ biến
- Lũy thừa bậc 2(bình phương):
Đây là loại lũy thừa cơ bản nhất, trong đó số mũ là 2. Ví dụ, 3^2=9. Lũy thừa bậc 2 thường được sử dụng để tính diện tích của hình vuông.
- Lũy thừa bậc 3(lập phương) Đây là loại lũy thừa với số mũ là 3. Ví dụ, 4^3=64 Lũy thừa bậc 3 thường dùng để tính thể tích của hình lập phương.
- Lũy thừa số nguyên dương: Đây là các lũy thừa có số mũ là một số nguyên dương bất kỳ. Ví dụ, 5^4= 625. Lũy thừa với số mũ lớn hơn thường được sử dụng trong các bài toán toán học phức tạp hơn.
- Lũy thừa số nguyên âm: Lũy thừa với số mũ âm, ví dụ: 2-3= 1/23 = 1/8. Tính chất này giúp tính toán các giá trị ngược của cơ số.
- Lũy thừa số thực và số phức: Lũy thừa có thể áp dụng cho số thực và số phức. Ví dụ, (1+i)^2 với i là đơn vị ảo. Lũy thừa số phức thường xuất hiện trong các bài toán về số phức và đại số.
Tính chất của lũy thừa
Để giải quyết các bài toán liên quan đến lũy thừa, bạn cần hiểu rõ các tính chất của nó. Dưới đây là một số tính chất cơ bản của lũy thừa:
- Tính chất nhân: Khi nhân hai số có cùng cơ số, bạn cộng số mũ lại với nhau.: am * an = am+n
- Tính chất chia: Khi chia hai số có cùng cơ số, bạn trừ số mũ. am/an = am-n
- Tính chất lũy thừa của lũy thừa: Khi lũy thừa của một số đã được lũy thừa tiếp, bạn nhân số mũ lại với nhau. (am)n = amn
- Tính chất lũy thừa của tích: Lũy thừa của một tích có thể phân phối cho từng số trong tích. (a * b)n = an * bn
- Tính chất lũy thừa của thương: Lũy thừa của một thương có thể phân phối cho tử và mẫu của thương (a/b)n = an/bn
Phương pháp giải và ví dụ
Phần bên trên BTEC FPT đã cùng bạn tổng hợp lại tất cả những kiến thức về lũy thừa để nắm vững tất cả những công thức và vận hành một cách thuần thục thì chúng ta sẽ cần biết những phương pháp giải bài tập lũy thừa và ví dụ cụ thể dưới đây
- Một số dạng toán thường gặp đối với lũy thừa với số mũ hữu tỉ:
Dạng 1: Tính giá trị biểu thức, rút gọn biểu thức
Phương pháp:
- Bước 1: Đưa các lũy thừa về cùng cơ số hoặc số mũ (nếu có thể)
- Bước 2: Biến đổi các lũy thừa, căn bậc n sử dụng các tính chất của lũy thừa với số mũ nguyên, hữu tỉ.
Bước 3: Thực hiện tính toán với chú ý về thứ tự thực hiện các phép tính:
+ Nếu không có ngoặc: Lũy thừa (căn bậc n) -> nhân, chia -> cộng, trừ
+ Nếu có ngoặc: Thực hiện trong ngoặc -> lũy thừa (căn bậc n) -> nhân,chia-> cộng trừ
Dạng 2: So sánh hai hay nhiều biểu thức.
Phương pháp
- Bước 1: Đưa các lũy thừa về cùng cơ số hoặc số mũ(nếu có thể)
- Bước 2: Tính toán, rút gọn các biểu thức đã cho bằng cách sử dụng các tính chất của lũy thừa với số mũ hữu tỉ, căn bậc n
- Bước 3: So sánh giá trị các biểu thức đã rút gọn dựa vào tính chất về so sánh hai lũy thừa:
1, Với a > 1 thì am > an ⇔ m>n
2, Với 0<a<1 thì am > an ⇔ m<n
3, Với 0<a<b thì am < bm: ⇔ m>0
am > bm ⇔ m<0
Với a<b, n là số tự nhiên lẻ thì an < bn
- Một số dạng toán thường gặp đối với lũy thừa với số mũ vô tỉ:
Dạng 1: Tính giá trị, rút gọn các biểu thức.
Phương pháp:
- Vước 1: Biến đổi các lũy thừa sử dụng các tính chất của lũy thừa với số mũ thực
- Bước 2: Thực hiện tính toán với chú ý về thứ tự thực hiện các phép tính:
+ Nếu không có ngoặc: Lũy thừa (căn bậc n)-> nhân, chia -> cộng trừ
Dạng 2: So sánh hai hay nhiều biểu thức
Phương pháp:
- Bước 1: Đưa các lũy thừa về cùng cơ số hoặc số mũ(nếu có thể)
- Bước 2: Tính toán, rút gọn các biểu thức đã cho bằng cách sử dụng các tính chất của lũy thừa với số mũ hữu tỉ, số mũ thực, căn bậc n
- Bước 3: So sánh giá trị các biểu thức đã rút gọn dựa vào tính chất về so sánh hai lũy thừa.
Lũy thừa là một kiến thức nền tảng quan trọng trong toán học. Việc nắm vững các định nghĩa, tính chất và phương pháp giải sẽ giúp bạn tự tin giải quyết các bài toán liên quan đến lũy thừa trong chương trình toán lớp 12 và các lớp cao hơn.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay