Chương trình toán 12 đầy đủ, chi tiết nhất
Toán học 12 có thể nói là một trong các môn quan trọng nhất trong chương trình phổ thông, đánh dấu một bước đệm quan trọng cho kỳ thi THPT Quốc gia và định hướng tương lai của các bạn học sinh. Tuy nhiên, với khối lượng kiến thức lớn và độ phức tạp ngày càng tăng, nhiều bạn học sinh cảm thấy khó khăn trong việc nắm vững toàn bộ chương trình. Để giúp các bạn giải quyết vấn đề này, bài viết dưới đây BTEC FPT sẽ tổng hợp đầy đủ và chi tiết nhất chương trình toán 12, từ lý thuyết đến bài tập, giúp các bạn tự tin chinh phục môn học này.
Chương trình hàm số trong toán học 12
- Khái niệm hàm số
Hàm số là một trong những phần quan trọng trong chương trình toán học lớp 12, đóng vai trò nền tảng trong việc giải quyết nhiều bài toán trong kỳ thi tốt nghiệp và đại học.
Hàm số là một quan hệ giữa hai tập hợp, trong đó mỗi phần tử của tập hợp đầu tiên (gọi là tập xác định) ứng với đúng một phần tử của tập hợp thứ hai (gọi là tập giá trị). Trong toán học lớp 12, khái niệm hàm số chủ yếu bao gồm các loại hàm số cơ bản như hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai, hàm số lượng giác, hàm số mũ, và hàm số logarit.
Hàm Số Bậc Nhất: Có dạng f(x)= ax=b, với a và b là các hằng số. Hàm số này biểu diễn một đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ.
Hàm Số Bậc Hai: Có dạng f(x) = ax2 + bx + c với a,b và c là các hằng số và a≠0 Hàm số này biểu diễn một parabol.
Hàm Số Lượng Giác: Bao gồm các hàm như sin, cos, tan, cot, sec... Hàm số này liên quan đến góc trong tam giác vuông và có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
Hàm Số Mũ và Logarit: Hàm mũ có dạng f(x) = ax , với a>0 và a≠1 Hàm logarit có dạng f(x) = logax với a>1. Các hàm số này thường được sử dụng trong các bài toán liên quan đến tăng trưởng và phân rã.
- Tính chất của hàm số
Hàm Số Bậc Nhất:
- Đồ Thị: Đường thẳng có hệ số góc a và hệ số chặn b
- Tính Chất: Đường thẳng cắt trục hoành tại x=-b/a , và cắt trục tung tại y=b
Hàm số lượng giác:
- Công Thức Cơ Bản: Có các công thức lượng giác cơ bản như sin2x + cos2x = 1 và các công thức biến đổi lượng giác.
- Tính Chất: Các hàm số lượng giác có chu kỳ, và các giá trị của chúng phụ thuộc vào góc. Chúng có ứng dụng trong việc giải các phương trình lượng giác và bài toán liên quan đến góc và hình học.
- Ứng Dụng Của Hàm Số
- Trong Giải Phương Trình và Bất Phương Trình:
- Hàm Số Bậc Nhất: Giải các phương trình và bất phương trình dạng ax+b=c và ứng dụng trong các bài toán thực tế liên quan đến tỷ lệ và đường thẳng.
- Hàm Số Bậc Hai: Giải phương trình bậc hai và bất phương trình bậc hai, áp dụng trong các bài toán về diện tích, chuyển động và tối ưu hóa.
- Trong Đồ Thị và Phân Tích Đồ Thị:
- Hàm Số Bậc Nhất và Bậc Hai: Vẽ đồ thị và phân tích các tính chất như cực trị, điểm giao cắt với trục tọa độ và trục đối xứng. Ứng dụng trong các bài toán tối ưu hóa và mô hình hóa thực tế.
Chương trình mũ và hàm số logarit trong toán 12
- Phương trình mũ
Phương trình mũ là phương trình chứa ẩn số ở mũ và lũy thừa. Phương trình mũ cơ bản có dạng tổng quát là ax = b (0<a≠1)
- Nếu b nhỏ hơn hoặc bằng 0, phương trình vô nghiệm
- nếu b lớn hơn 0 thì phương trình có nghiệm duy nhất x = logab
Một số những công thức biến đổi mũ phục vụ cho việc giải phương trình mũ được tổng hợp dưới đây:
- Phương trình logarit
Với cơ số a dương và khác 1 thì phương trình có dạng như sau được gọi là phương trình logarit cơ bản: logax = b
Ta thấy vế trái của phương trình là hàm đơn điệu có miền giá trị là R. Vế phải phương trình là một hàm hằng. Vì vậy phương trình logarit cơ bản luôn có nghiệm duy nhất. Theo định nghĩa của logarit ta dễ dàng suy ra nghiệm đó là: x = ab
Với điều kiện 0 < a ≠ 1 ta có các phương trình logarit cơ bản như sau:
Một số công thức biến đổi logarit vận dụng để giải phương trình logarit
Chương trình hình học trong toán 12
1.1 Công thức toán hình 12 khối đa diện
Thể tích khối chóp áp dụng cho tam giác và chóp tứ giác:
Công thức tính thể tích hình chóp được hiểu là một phần ba diện tích mặt đáy nhân với chiều cao. Thể tích khối chóp tứ giác đều và tam giác đều có chung công thức
Thể tích hình chóp: V = 1/3 * Sđáy * h
Trong đó: S đáy: Diện tích mặt đáy, h là chiều cao
Thể tích khối chóp S.ABCD là: VSABCD = 1/3*d*(S(ABCD))* SABCD
1.2 Công thức toán hình 12 khối lăng trụ:
Hình lăng trụ có vài đặc điểm giống nhau và có hai đáy giống nhau.
Cạnh bên đôi một bằng nhau và song song với nhau, các mặt bên là hình bình hành.
Thể tích khối lăng trụ được tính bằng công thức sau:
V= S.h
Trong đó:
S là diện tích đáy
h là chiều cao
1.3 Thể tích hình hộp chữ nhật
Hình HCN có các cạnh đáy lần lượt là a,b và chiều cao c, khi đó thể tích hình hộp chữ nhật là V= a.b.c.d
Hình lập phương có dạng đặc biệt của hình hộp chữ nhật có: a=b=c
Do vậy thể tích hình lập phương được tính theo công thức: V = a3
1.4 Công thức toán hình 12 khối chóp cụt
Hình chóp cụt được định nghĩa là một phần của khối đa diện nằm giữa mặt đáy và thiết diện cắt bởi đáy của hình chóp và một mặt phẳng song song với đáy
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan và chi tiết về chương trình toán 12, giúp bạn có một lộ trình học tập rõ ràng và hiệu quả. Chúc bạn học tập tốt, chuẩn bị sẵn sàng cho các kỳ thi sắp tới, và đạt được những thành công rực rỡ trong tương lai.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay