800 Câu hỏi trắc nghiệm địa 12 giữa kì 1 có đáp án

Khám phá 800 câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12 giữa kỳ 1 có đáp án chi tiết để ôn tập hiệu quả. Bài viết cung cấp các câu hỏi đa dạng từ nhiều chương học, giúp bạn tự tin hơn trong kỳ thi. Tìm hiểu ngay để nâng cao điểm số!
Câu hỏi trắc nghiệm các chương 12 giữa kì 1
Đề cương ôn tập học kì 1 môn địa lý 12 sẽ tổng hợp lại những kiến thức của 1 học kì giúp các bạn học sinh ôn tập lý thuyết,những dạng câu hỏi trắc nghiệm môn địa lý.
Nội dung lý thuyết
- Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
- Vị trí địa lý
- Phạm vi lãnh thổ
- Ý nghĩa của vị trí địa lý
- Đặc điểm địa hình
- Đặc điểm chung
- Các khu vực địa hình
- Khái quát
- Ảnh hưởng của biển đông
- Khái quát của biển Đông
- Ảnh hưởng của biển đông đối với thiên nhiên Việt Nam
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
-
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
- Các thành phần tự nhiên khác
- Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống
- Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Thiên nhiên phân hóa theo bắc Nam
- Thiên nhiên phân hóa theo đông tây
- Thiên nhiên phân hóa theo độ cao
- Các miền địa lý tự nhiên
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh đất
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh khác
- Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
- Bảo vệ môi trường
- Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

Câu hỏi trắc nghiệm các chương địa 12 giữa kì 1
MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP
- Trắc nghiệm
Câu 1. Ở nước ta, nơi nào có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân thu?
- Khu vực phía nam vĩ tuyến 160B.
- Khu vực phía đông dãy Trường Sơn.
- Khu vực phía bắc vĩ tuyến 160B.
- Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận định nào sau đây đúng về thời gian hoạt động bão ở Việt Nam?
- Mùa bão sớm dần từ Bắc vào Nam.
- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Thời gian có bão sớm nhất ở Bắc Trung Bộ.
- Thời gian có bão chậm nhất ở miền Bắc
Câu 3. Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm nào?
- Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
- Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
- Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
- Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 200C.
Câu 4. Ở vùng Tây Bắc, gió phơn xuất hiện khi nào?
- Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi ở biên giới Việt Lào.
- Áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam.
- Khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.
- Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.
Câu 5. Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là gió nào?
- Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
- Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
- Gió tín phong ở bán cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
- Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp Xibia.
Câu 6. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng nào?
- Nam Bộ.
- Tây Nguyên và Nam Bộ.
- Phía Nam đèo Hải Vân.
- Trên cả nước.
Câu 7. Một trong các đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa là
- lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông.
- phần lớn sông chảy theo hướng TB - ĐN.
- phần lớn sông đều ngắn, dốc, dễ bị lũ lụt.
- sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.
Câu 8. Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta là
- rừng rậm nhiệt đới, ẩm, lá rộng thường xanh.
- rừng gió mùa thường xanh.
- rừng gió mùa nửa rụng lá.
- rừng ngập mặn thường xanh ven biển.
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta?
- Thổi liên tục trong suốt mùa đông.
- Hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã.
- Chỉ hoạt động ở miền Bắc.
- Tạo nên mùa đông có 2, 3 tháng lạnh ở miền Bắc.
Câu 10. Đất Feralit ở nước ta thường bị chua vì nguyên nhân nào?
- Có sự tích tụ nhiều Fe2O3.
- Có sự tích tụ nhiều Al2O3.
- Mưa nhiều trôi hết các chất bazơ dễ tan.
- Quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh.
Câu 11. Gió phơn khô, nóng ở đồng bằng ven biển Miền Trung có nguồn gốc từ cao áp
- cận chí tuyến bán cầu Nam.
- Bắc Ấn Độ Dương.
- ở Nam Á (Cao áp Iran).
- cận chí tuyến ở nam Thái Bình Dương.
Câu 12. Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta là gió nào?
- Gió mùa hoạt động ở đầu mùa hạ.
- Gió mùa hoạt động từ tháng 6 đến tháng 9.
- Gió mùa xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu.
- Gió mùa xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương.
Câu 13. Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho vùng nào?
- Tây Nguyên.
- Nam Bộ.
- Bắc Bộ.
- Cả nước.
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trong 4 địa điểm sau, nơi nào có mưa nhiều nhất?
- Hà Nội.
- Huế.
- Nha Trang.
- Phan Thiết.
Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 và trang 13, cho biết nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm sông ngòi nước ta?
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Phần lớn các con sông ngắn, dốc.
- Tất cả các con sông đều chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
- Hầu hết các con sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía tây và đổ ra biển.
Câu 16. Gió mùa Tây Nam (gió mùa mùa hạ) hoạt động trong thời gian nào?
- Từ tháng 4 - tháng 10.
- Từ tháng 5 - tháng 10.
- Từ tháng 4 - tháng 11 năm sau.
- Từ tháng 11 - 4 năm sau
Câu 17. Nguyên nhân nào dẫn đến sự hình thành gió mùa?
- Sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa.
- Sự chênh lệch độ ẩm giữa ngày và đêm.
- Sự hạ khí áp đột ngột.
- Sự chênh lệch nhiệt và khí áp giữa lục địa và đại dương.
Câu 18. Biên độ nhiệt năm ở nước ta thay đổi như thế nào?
- Giảm dần từ Bắc vào Nam.
- Tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Chênh lệch nhau ít giữa Bắc và nam.
- Tăng, giảm tùy lúc.
Câu 19. Nhiệt độ trung bình năm có xu hướng
- tăng dần từ Bắc vào Nam.
- giảm dần từ Bắc vào Nam.
- tăng giảm không ổn định.
- không tăng không giảm.
Câu 20. Biên độ nhiệt năm thấp nhất là
- Vinh.
- Hà Nội.
- Huế.
- TP. Hồ Chí Minh.
XEM FULL ĐỀ CƯƠNG ÔN THI ĐỊA LÝ 12 HỌC KÌ 1: TẠI ĐÂY

Câu hỏi trắc nghiệm theo bài học địa 12 giữa kì 1
Câu hỏi trắc nghiệm theo bài học giữa kì 1
Hệ thống kiến thức địa lí lớp 12 giữa học kì 1 giúp các bạn học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi địa lí 12 giữa học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:
Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI HỘI NHẬP
- Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội
- Bối cảnh
- Trong nước: Sau khi đất nước thống nhất vào 30/4/1975, Việt Nam tập trung vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng phát triển từ nền nông nghiệp lạc hậu.
- Quốc tế: Cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, thế giới chứng kiến khủng hoảng kinh tế kéo dài.
- Diễn biến
- Manh nha: Đổi mới bắt đầu từ 1979, chủ yếu trong nông nghiệp, sau đó mở rộng sang công nghiệp và dịch vụ.
- Khẳng định: Đại hội Đảng lần VI năm 1986 xác định ba xu thế phát triển:
- Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.
- Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế.
- Thành tựu
- Kinh tế:
- Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng có sự chuyển biến rõ nét.
- Xã hội:
- Đời sống nhân dân được cải thiện, tỉ lệ nghèo giảm.
- Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực
- Bối cảnh
- Thế giới: Toàn cầu hóa và hợp tác kinh tế khu vực gia tăng.
- Việt Nam: Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ.
- Diễn biến
- Việt Nam gia nhập ASEAN (7/1995), WTO (1/2007), APEC, AFTA và nhiều tổ chức quốc tế khác.
- Thành tựu
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI, FPI).
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Phát triển ngoại thương, đặc biệt là xuất khẩu gạo.
Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ
- Vị trí địa lí
- Vị trí: Nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
- Hệ tọa độ địa lí:
- Vĩ độ: Cực bắc 23°23'N (Lũng Cú), cực nam 8°34'N (Đất Mũi).
- Kinh độ: Cực tây 102°09'E (Sín Thầu), cực đông 109°24'E (Vạn Thạch).
- Đặc điểm: Gắn liền với lục địa Á - Âu, tiếp giáp Biển Đông và khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa. Nằm trong múi giờ số 7.
- Phạm vi lãnh thổ
- Vùng đất
- Diện tích: 331.212 km², bao gồm đất liền và các hải đảo.
- Biên giới dài 4600km:
- Bắc: Trung Quốc 1400 km.
- Tây: Lào 2100 km, Campuchia 1100 km.
- Đông và Nam: Biển, bờ biển dài 3260 km.
- Đảo: Hơn 4000 đảo, nổi bật là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bài 3: THỰC HÀNH: VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM
Nội dung thực hành
- Vẽ khung ô vuông: 40 ô, đánh số từ A-E và 1-8.
- Xác định các điểm khống chế và các đường khống chế: Nối lại thành khung khống chế hình dạng lãnh thổ Việt Nam.
- Vẽ các đoạn biên giới và bờ biển
Bài 4: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
- Giai đoạn tiền Cambri
- Thời gian: Từ 2 tỷ năm đến 540 triệu năm.
- Đặc điểm: Nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam, khu vực vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, sông Mã, khối Kon Tum. Tự nhiên sơ khai: khí quyển loãng, sinh vật nghèo nàn.
- Giai đoạn Cổ kiến tạo
- Thời gian: Từ kỉ Cambri đến kỉ Krêta (542 triệu năm đến 65 triệu năm).
- Đặc điểm: Nhiều biến động, nâng cao địa hình, hình thành các khu vực núi đá, hoạt động uốn nếp mạnh
Bài 5: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ(TIẾP THEO)
Giai đoạn Cổ kiến tạo
- Thời gian: Từ kỉ Cambri (542 triệu năm trước) đến kỉ Krêta (65 triệu năm trước).
- Diễn biến:
- Giai đoạn này chứng kiến nhiều biến động địa chất mạnh mẽ. Nhiều khu vực của lãnh thổ bị chìm trong nước biển và sau đó nâng lên nhờ các vận động tạo sơn như Calêđôni, Hecxini, Inđôxini và Kimêri.
- Hoạt động địa chất mạnh mẽ đã tạo ra các khu vực uốn nếp, đứt gãy và hình thành nhiều loại đá như granit, andesite.
- Địa hình và lớp vỏ cảnh quan đã được hình thành và phát triển, với nhiều khu vực đã có dạng địa hình cơ bản như hiện tại.
Giai đoạn Tân kiến tạo
- Thời gian: Từ 65 triệu năm trước đến nay.
- Diễn biến:
- Đây là giai đoạn gần đây nhất, chịu tác động mạnh mẽ của vận động núi Anpơ - Himalaya, với sự hình thành các dãy núi, đứt gãy, phun trào macma, và bồi lấp.
- Địa hình nước ta đã được nâng cao, hình thành các cao nguyên, đồng bằng, và mở rộng biển Đông.
Bài 6-7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
Đặc điểm chung của địa hình
- Chiếm diện tích: Đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp.
- Cấu trúc địa hình:
- Địa hình nước ta phân bậc rõ rệt, cao từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Gồm hai loại hình chính: địa hình hướng TB-ĐN (từ hữu ngạn sông Hồng đến Bạch Mã) và địa hình vòng cung (vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam).
- Tác động của thiên nhiên và con người:
- Địa hình bị xói mòn mạnh do lượng mưa lớn và gió mùa.
- Con người đã tạo ra nhiều địa hình nhân tạo như đê, đập, hồ chứa nước, kênh rạch.
Các khu vực địa hình
- Khu vực đồi núi:
- Vùng núi Đông Bắc: Đồi núi thấp, cánh cung lớn mở rộng về phía bắc và đông.
- Vùng núi Tây Bắc: Địa hình cao nhất nước ta với dãy Hoàng Liên Sơn. Các dãy núi theo hướng tây bắc - đông nam.
- Vùng núi Bắc Trường Sơn: Các dãy núi song song, đứt gãy mạnh.
- Vùng núi Trường Sơn Nam: Cao nguyên đất đỏ ba dan, các dãy núi cực nam tây bắc.
- Khu vực đồng bằng:
- Đồng bằng châu thổ: Bao gồm đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, với đặc điểm chung là bờ biển phẳng, đất đai màu mỡ, nhưng khác biệt về hệ thống kênh rạch và tác động của thủy triều.
- Đồng bằng ven biển: Diện tích nhỏ, bị chia cắt, đất nghèo dinh dưỡng.

Các típ làm bài thi trắc nghiệm địa 12 giữa kì 1
Các tips làm bài thi trắc nghiệm địa 12 giữa kì 1
Để chuẩn bị và làm bài thi trắc nghiệm địa lý lớp 12 giữa kì 1 hiệu quả, bạn có thể tham khảo những tips sau đây:
Trước kỳ thi
- Ôn tập kỹ lưỡng
- Nắm vững nội dung: Đọc kỹ sách giáo khoa, tài liệu học tập, và ôn tập các kiến thức đã học từ các bài trước đó. Đặc biệt chú ý đến các chương đã học và nội dung chính như đặc điểm địa hình, khí hậu, tài nguyên, và các hiện tượng địa lý.
- Sử dụng sơ đồ và bản đồ: Học thuộc các sơ đồ, bản đồ quan trọng và biết cách phân tích chúng. Ví dụ: các loại bản đồ khí hậu, địa hình, và phân bố dân cư.
- Ôn tập theo dạng câu hỏi trắc nghiệm: Làm các bài tập trắc nghiệm từ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác để làm quen với cấu trúc và dạng câu hỏi.
- Tạo kế hoạch học tập
- Lập lịch ôn tập: Phân chia thời gian ôn tập cho từng chương và từng loại câu hỏi. Đảm bảo bạn đã dành thời gian cho các phần trọng tâm và phần dễ bị quên.
- Thực hiện ôn tập nhóm: Thảo luận và ôn tập cùng bạn bè có thể giúp bạn làm rõ các khái niệm và giải quyết các vấn đề khó khăn.
- Sử dụng tài liệu tham khảo
- Tài liệu bổ sung: Sử dụng sách tham khảo, bài tập thêm và tài liệu từ internet để có cái nhìn sâu hơn về các chủ đề.
Trong khi thi
- Đọc kỹ hướng dẫn và câu hỏi
- Hiểu rõ yêu cầu: Đọc kỹ các hướng dẫn và yêu cầu của từng câu hỏi. Đảm bảo bạn hiểu rõ đề bài trước khi trả lời.
- Quản lý thời gian
- Phân bổ thời gian hợp lý: Đặt ra thời gian dự kiến cho mỗi câu hỏi và cố gắng không quá sa đà vào một câu hỏi cụ thể. Nếu gặp khó khăn với câu hỏi nào, hãy đánh dấu và quay lại sau.
- Làm câu hỏi dễ trước
- Trả lời các câu dễ trước: Để tiết kiệm thời gian và tăng sự tự tin, hãy bắt đầu bằng những câu hỏi mà bạn chắc chắn trả lời đúng.
- Loại trừ đáp án sai
- Sử dụng phương pháp loại trừ: Nếu không chắc chắn về câu trả lời, hãy loại trừ những đáp án rõ ràng sai để tăng khả năng chọn đúng.
Một số câu hỏi và đề thi trắc nghiệm địa lý 12 giữa kì 1
Đề ôn tập địa lý 12 số 1 có đáp án
Đề ôn tập địa lý 12 số 2 có đáp án
Đề ôn tập địa lý 12 số 3 có đáp án
Đề ôn tập địa lý 12 số 4 có đáp án
Đề ôn tập địa lý 12 số 5 có đáp án
Với 800 câu hỏi trắc nghiệm đa dạng, bài viết này BTEC FPT hy vọng sẽ là nguồn tài liệu lý tưởng giúp bạn tự tin chinh phục kì thi giữa kì 1 môn địa lý 12. Hãy tận dụng tối đa bộ đề thi này để củng cố kiến thức và đạt kết quả cao nhất.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay