Khối M gồm những môn nào? học ngành nào?
Khối M là khối gì? Bao gồm những môn học nào? Học ngành gì? Và sau này ra làm nghề gì? Đó có lẽ là thắc mắc của nhiều bạn học sinh. Các thông tin về khối M với thông tin chi tiết về ngành học, các môn thi và các trường tuyển sinh khối M sẽ được BTEC FPT tổng hợp tại đây.
Khối M gồm những môn học nào?
Khối M là tổ hợp xét tuyển đại học phổ biến dành cho thí sinh đam mê theo đuổi sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là trong lĩnh vực mầm non và tiểu học. Lựa chọn học khối M mở ra cho bạn cơ hội trở thành những nhà giáo dục tâm huyết, góp phần nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ tương lai của đất nước.
- Khối M gồm 3 môn: Toán học, Văn học và Năng khiếu ( trong đó môn năng khiếu được nhân hệ số 2).
- Môn năng khiếu sẽ thi: Hát, kể chuyện, đọc diễn cảm, mỹ thuật, thể dục thể thao
Các thí sinh lựa chọn thi khối M nên lưu ý đối với các môn văn hóa như Toán, Văn, Tiếng Anh thí sinh sẽ sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia để làm điểm xét tuyển, còn với môn thi năng khiếu sẽ thi riêng biệt. Và vì thế nên từng trường có nội dung và hình thức thi khác nhau. Các bạn thí sinh nên theo dõi và cập nhập hình thức tổ chức thi môn năng khiếu của trường mình thi để tránh việc bỡ ngỡ trước khi vào phòng thi.
Các tổ hợp môn thi khối M:
Không giống như các khối thi đại học như khối A, khối B, khối C, khối D thì khối M mang tính chất đặc thù của khối thi năng khiếu. Các tổ hợp thi khối M sẽ vô cùng đa dạng để các bạn học sinh lựa chọn đúng môn năng kiểu của mình và dưới đây là tổ hợp các môn thi khối M:
- M01: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu
- M02: Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
- M03: Văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
- M04: Toán, Đọc kể diễn cảm, Hát Múa
- M09: Toán, NK Mầm non 1( kể chuyện, đọc, diễn cảm), NK Mầm non 2 (Hát)
- M10: Toán, Tiếng Anh, NK1
- M11: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh
- M13: Toán, Sinh học, Năng khiếu
- M14: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Toán
- M15: Năng khiếu báo chí, Ngữ văn, Tiếng Anh
- M16: Vật lý, Ngữ văn, Năng khiếu báo chí
- M17: Năng khiếu báo chí, Ngữ văn, Lịch sử
- M18: Toán, Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí
- M19: Năng khiếu Ảnh báo chí, Ngữ văn, Tiếng Anh
- M20: Vật lý, Năng khiếu Ảnh báo chí, Ngữ văn
- M21: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Lịch sử
- M22: Toán, Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình
- M23: Năng khiếu quay phim truyền hình, Tiếng Anh, Ngữ văn
- M24: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Vật lý
- M25: Lịch sử, Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình
Khối M học ngành nào
Khối M là khối thi năng khiếu, về ngành học của khối này cũng tương đối là ít như những khối thi khác nhưng có cơ hội việc làm cao Hiện nay, các trường ĐH, CĐ cả nước tuyền sinh khối M gồm các ngành:
- Ngành Giáo dục Mầm non: được trang bị kiến thức chuyên môn về giáo dục mầm non, tâm lý trẻ em, phương pháp giảng dạy, kỹ năng tổ chức hoạt động cho trẻ,...
- Ngành Giáo dục Tiểu học: được cung cấp kiến thức chuyên sâu về giáo dục tiểu học, nghiên cứu khoa học, kỹ năng quản lý và lãnh đạo trong giáo dục tiểu học.
- Ngành Giáo dục Đặc biệt : trang bị kiến thức chuyên môn về giáo dục đặc biệt, tâm lý trẻ em khuyết tật, phương pháp giáo dục và can thiệp dành cho trẻ em khuyết tật.
Khối M sau ra làm gì?
Tuy các ngành khối M khá ít nhưng đều là những ngành có lựa chọn công việc tốt. Ngoài ra với ngành này có rất nhiều trường đại học và cao đẳng tuyển sinh với nhiều mức trợ cấp hấp dẫn dành cho sinh viên trong thời gian học.
Sau khi tốt nghiệp với điểm thi khối M, bạn có thể theo đuổi nhiều lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn như:
- Giáo viên mầm non: Đây là lựa chọn phổ biến nhất cho học sinh khối M. Giáo viên mầm non có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi.
- Giáo viên tiểu học: Giáo viên tiểu học giảng dạy các môn học cơ bản cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, bao gồm Toán, Ngữ văn, Khoa học, Lịch sử, Địa lý,...
- Cán bộ quản lý giáo dục mầm non và tiểu học:
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng: Quản lý hoạt động chung của trường mầm non hoặc tiểu học, bao gồm tổ chức cán bộ, chương trình giảng dạy, tài chính, cơ sở vật chất,...
- Trưởng phòng, phó phòng: Quản lý một lĩnh vực cụ thể trong trường mầm non hoặc tiểu học như giáo dục, đào tạo, y tế, hành chính,...
- 4. Chuyên viên tâm lý học đường: Tư vấn tâm lý cho học sinh, hỗ trợ giáo viên giải quyết các vấn đề tâm lý học đường.
- Chuyên viên giáo dục đặc biệt: Hỗ trợ giáo viên trong việc giáo dục và can thiệp cho trẻ em khuyết tật.
- Chuyên viên dinh dưỡng học đường: Tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho học sinh, xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý tại trường học
- Giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học sư phạm
Mức lương các ngành khối M?
Mức lương của các ngành khối M (bao gồm Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học và các ngành liên quan) dao động tùy theo nhiều yếu tố, bao gồm: vị trí công việc, nơi công tác, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và năng lực của cá nhân. Mỗi ngành học trong Khối M có mức lương trung bình riêng, ví dụ như
- Giáo viên mầm non: Tiền lương của giáo viên mầm non hạng III từ 3.780.000 đồng tháng đến 8.802.000 đồng/tháng. Tiền lương của giáo viên mầm non hạng II từ 4.212.000 đồng/tháng đến 8.964.000 đồng/tháng. Tiền lương của giáo viên mầm non hạng I từ 7.200.000 đồng/tháng đến 11.484.000 đồng/tháng.
- Giáo viên tiểu học: Tương ứng với giáo viên mầm non thì giáo viên tiểu học cũng có 3 mức lương. Tiền lương của giáo viên tiểu học hạng III tối thiểu sẽ là 4.212.000 đồng. Hạng II tối thiểu sẽ là 7.200.000 đồng. Tiền lương của giáo viên tiểu học hạng I tối thiểu sẽ là 7.920.000 đồng.
- Chuyên viên tâm lý học đường: Mức lương trung bình từ 10-18 triệu đồng/tháng với ứng viên có từ 1-3 năm kinh nghiệm
- Chuyên viên giáo dục đặc biệt: mức thu nhập trung bình của sinh viên ngành giáo dục đặc biệt mới ra trường dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Mức lương này còn phụ thuộc nhiều yếu tố như kinh nghiệm trong nghề, khả năng chuyên môn, các chứng chỉ liên quan…
- Chuyên viên dinh dưỡng học đường: Đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp và chưa có kinh nghiệm trong ngành dinh dưỡng, sẽ có mức thu nhập từ khoảng 5.000.000- 6.000.000 VNĐ/tháng. Sau khi tốt nghiệp và đi làm có một số năm kinh nghiệm thì mức lương này sẽ tăng dần lên với mức thu nhập trung bình 8.000.000 VNĐ/tháng.
Trên đây là tất tần tật những thứ có liên quan tới khối M. Mong rằng qua bài viết này các thí sinh có thể hiểu rõ hơn về khối thi M và giúp ích cho các bạn trong quá trình ôn thi.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay