Học thiết kế đồ họa ra làm gì? Mức lương cho từng vị trí
Thiết kế đồ họa là ngành học “bùng nổ” trong những năm gần đây bởi cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn.Vậy Học thiết kế đồ họa ra làm gì? Mức lương cho từng vị trí như thế nào? Đây là câu hỏi được nhiều phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm nhất. Những câu hỏi này sẽ được BTEC FPT giải đáp trong bài viết dưới đây.
Học thiết kế đồ họa ra làm gì?
Thiết kế đồ họa không chỉ là việc tạo ra các hình ảnh đẹp mắt, mà còn là quá trình kết hợp giữa sự sáng tạo và kỹ thuật. Người làm thiết kế đồ họa không chỉ cần có tài năng nghệ thuật mà còn cần phải thành thạo các công cụ và phần mềm đồ họa như Adobe Illustrator, Photoshop, và InDesign. Công việc của họ là biến ý tưởng trừu tượng thành các sản phẩm đồ họa cụ thể, từ logo, poster, sách báo, đến trang web và ứng dụng di động.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế đồ họa tại các trường Cao đẳng, Đại học có thể tự tin ứng tuyển vào các vị trí như:
- Nhà thiết kế đồ họa trong các công ty quảng cáo, truyền thông, và tổ chức sự kiện.
- Nhà thiết kế đồ họa cho các studio nghệ thuật, xưởng phim hoạt hình và truyện tranh.
- Nhà thiết kế đồ họa cho các nhà xuất bản, tòa soạn, và cơ quan truyền thông.
Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tự thành lập doanh nghiệp, các công ty thiết kế, dịch vụ studio hoặc tư vấn, giảng dạy tại các trường học, trung tâm...
Lộ trình thăng tiến của thiết kế đồ họa
Ngành Thiết Kế Đồ Họa không chỉ là một lĩnh vực nghề nghiệp hấp dẫn mà còn cung cấp nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp cho những người đam mê sáng tạo và công nghệ. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến cơ bản mà bản có thể theo đuổi trong ngành thiết kế đồ họa.
Design Intern: Thông thường, một Designer sẽ bắt đầu từ vị trí thực tập sinh. Đây là vị trí thường dành cho sinh viên, sinh viên mới tốt nghiệp, nhằm giúp họ tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng trong lĩnh vực thiết kế đồ họa.
Junior Designer: Sau một thời gian tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm trong nghề Design (từ 1-2 năm) bạn chính thức trở thành Junior Designer. Ở vị trí này, bạn sẽ đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn như:
- Trao đổi và thống nhất với khách hàng về ý tưởng và bản phác thảo thiết kế.
- Thực hiện và chỉnh sửa các bản thảo đó theo yêu cầu của khách hàng.
Senior Designer
Sau khi tích lũy kinh nghiệm từ 4-5 năm, bạn sẽ được cân nhắc lên vị trí Senior Designer. Ở vị trí này bạn không chỉ là người sáng tạo, thực thi công việc mà còn là người đưa ra quyết định và định hướng phát triển cho cả phòng thiết kế.
Là người đứng đầu một đội/nhóm, Senior Designer sẽ đảm nhận những công việc nặng hơn, trách nhiệm cũng phức tạp và áp lực hơn. Theo đó công việc cơ bản của một Senior Designer chính là bao gồm mọi thứ, từ lên concept, ý tưởng, kế hoạch thực hiện, design, hoàn thiện...
Creative Director: Vị trí Giám đốc sáng tạo là bậc cao nhất trong lộ trình nghề nghiệp làm design . Đây là vị trí chịu trách nhiệm trực tiếp liên quan đến công việc xây dựng hình ảnh cho sản phẩm hay thương hiệu doanh nghiệp. Creative Director sẽ định hướng, xây dựng kế hoạch cho sản phẩm, thương hiệu. Họ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tạo ra hình ảnh đó trước khi ra mắt công chúng.
Những kỹ năng cần có của người làm thiết kế đồ họa
Thành thạo máy tính và phần mềm:
Kỹ năng này là nền tảng quan trọng nhất trong việc trở thành một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Đối với việc sử dụng phần mềm, bạn cần phải thành thạo các công cụ như Adobe Photoshop, Illustrator, InDesign,... Mức độ thành thạo và kinh nghiệm của bạn với từng phần mềm cụ thể sẽ là một yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá và có mức lương phù hợp. Sự đa dạng trong kỹ năng sẽ là một điểm cộng cho bạn trong việc tìm kiếm việc làm và tạo ra ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Kỹ năng sử dụng hiệu quả phông chữ và bố cục (kiểu chữ - typography):
Typography không chỉ là việc sắp xếp chữ cái một cách đơn giản mà còn là nghệ thuật biến chữ thành một phần không thể tách rời trong thiết kế. Kỹ năng Typography đòi hỏi bạn phải biết về các nguyên tắc cơ bản của con chữ, khéo léo kết hợp với các đối tượng khác trong thiết kế. Typography là yếu tố quan trọng để tạo ra những thiết kế độc đáo và thu hút, đặc biệt là trong việc thiết kế logo, in ấn, và nhận diện thương hiệu.
Kỹ năng vẽ tay:
Mặc dù hiện tại công nghệ số đã phát triển, kỹ năng vẽ tay không còn là yếu tố quan trọng nhưng vẫn cần thiết đối với một nhà thiết kế đồ họa. Việc có khả năng phác thảo và vẽ tay là một cách nhanh chóng và hiệu quả để truyền đạt ý tưởng và concept cho đồng nghiệp và khách hàng.
Kỹ năng mềm:
Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm cũng là một yếu tố quan trọng đối với một nhà thiết kế đồ họa. Khả năng làm việc dưới áp lực, quản lý thời gian và dự án, cũng như khả năng làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả là những kỹ năng cần thiết. Bởi bạn không làm việc một mình, bạn cần phối hợp khéo léo với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác để sáng tạo ra một sản phẩm theo đúng yêu cầu của họ.
Mức lương cho từng vị trí là bao nhiêu
Design Intern: Đây được coi là giai đoạn học việc. Lương của Thực tập sinh Designer thường dao động từ: 1-5 triệu/tháng.
Junior Designer: Mức lương ở vị trí Junior Designer thường dao động từ 8-10 triệu/tháng.
Senior Designer: Do yêu cầu đối với vị trí Senior Designer cũng khá cao nên mức lương cũng tương xứng với công sức bỏ ra. Mức lương Senior Designer thường từ 10-15 triệu/tháng.
Creative Director: Đây là cấp bậc cao nhất nên vị trí Creative Director thường có số năm kinh nghiệm từ 9 - 10 năm. Lương hàng tháng: 30 – 50 triệu
Hy vọng bài viết này cho bạn cái nhìn tổng quan về ngành thiết kế đồ họa cũng như con đường sự nghiệp mà một nhà thiết kế đồ họa sẽ trải qua từ đó có định hướng tốt cho tương lai. BTEC FPT chúc bạn thành công trong tương lai.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay